Cách huấn luyện gà đòn sung sức, dũng mãnh

Những người chơi gà thời xưa thường rất kén chọn trong việc chọn gà chọi chiến. Mua được gà là 1 việc, nuôi gà cũng là 1 việc, và phải huyến luyện nó ra sao để nó có thể trở thành 1 chiến kê thực thụ cũng là 1 việc không hề đơn giản. Sau đây, vipnhacai.net sẽ chỉ ra 1 vài cách huấn luyện gà đòn, để gà của chúng ta có thể trở thành 1 chiến kê thực thụ hơn.

Đá gà Thomo Campuchia

Cách huấn luyện gà đòn

“Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” điều này rất đúng với thú chơi gà chọi. Muốn một chú chiến kê đá tốt ta cần những phương pháp tập luyện đúng cách.

Xổ thử gà đòn

Cần lựa một ngày ráo trời đem xổ thử để tìm hiểu thế đá gà, có món hay nghề gì xuất sắc, nước chịu đòn cho ra sao, về khuya chống trả như thế nào thì cần được theo dõi. Sư kê nên nghiên cứu sao cho kỹ để sau dễ lựa gà cặp độ. Nếu là dạng “gà đòn”, sau đó cứ thả nó vào chuồng riêng nuôi thúc (dưỡng), cho ăn các thứ tẩm bổ, điều độ là rất cần thiết. Tập sổ thử như thế khoản chừng vài kỳ, mỗi kỳ cách nhau khoảng nửa tháng, là có thể đem gà đi đá ngay sau khi nuôi thúc tốt.

huan luyen ga don

Nhưng nếu mà muốn thành “gà cựa”,thì như thế chưa đủ, vì cựa chưa dài, chưa biết tung ngọn cước hay múa lưỡi dao cần phải chờ đúng tuổi là khoảng 16 hay 17 tháng trở đi, khi ấy mới biết được nó là thứ dữ hay thứ vừa. (Chú ý: cần cho gà sổ lần một là 10 phút, lần hai thì sẽ cho khoảng gấp đôi, và lần ba là hai giờ đồng hồ nửa tiếng), cũng chẳng nên cho gà sổ quá nhiều vì sau này gà nó sẽ quen tật lúc nó còn đang được tơ, chỉ nên cho đá một chập rồi lôi thôi không chịu đá nữa, thêm phiền mệt.

Vần gà đòn

Vần vỗ gà đòn là cách thức tập luyện để chuyển biến 1 gà “mộc” thành 1 gà chiến. Có 3 hình thức vần gà:

  • Gà vần với gà: 2 gà cuốn chân, bịt hoặc thả mỏ ”quần thảo” với nhau, gọi là vần hơi hay vần đòn.
  • Gà vần tập với người: gọi là tập bộ, trong đó có hình thức tập ”quay thóc”.
  • 2 gà chạy lồng có người theo dõi đếm vòng. (các hình thức vần sẽ được trình bầy chi tiết ở phần sau).

Nguyên lý chung là vần gà theo mức độ hao tổn năng lượng từ thấp đến cao; từ hình thức đơn giản đến phức tạp. Khi đạt đến điểm đỉnh (MAX) của phong độ, ta phải cho tập với cường độ hạ dần, sao cho đúng ngày ra trường có thể lực hoàn chỉnh. Vậy 1 con gà “mộc” muốn ra trường thi đấu được, cần vần theo “cung bậc” nào? Bảng vần sau đây đã được quy chuẩn: một gà mộc, nguyên lông lá, được xoa om qua chè tươi, chạy lồng & thuốc men khoảng 1 tuần, rồi nghỉ 2 ngày bắt đầu vào vần.

  Cách làm cho gà chọi máu chiến, sung sức

Huấn luyện gà đòn chạy bộ

 Thời điểm nên cho gà chạy là vào sáng sớm tầm 6:00 đến 7:00. Chúng ta nên cho gà đòn chạy bộ trong khoảng 15-30 phút/lần/ngày.

Cách thực hiện: Sử dụng 1 con gà đòn phu cự mạnh và gà cần tập luyện, 2 cái bội có kích thước khác nhau và cách nhau 1 cấp, bội nhỏ hơn có kích thước đủ rộng và thoải mái cho gà phu bên trong không bị cuồng chân hoặc gãy đuôi. Bội lớn úp lên bội nhỏ và cho Gà cần luyện tập ở bên ngoài.

Tác dụng: Vì gà cự nhau nhưng không đá được thành ra sẽ tìm đường đến gà kia, và sẽ chạy vòng tròn quanh bội. Nếu tập luyện phương pháp này thường xuyên và đều đặn, gà sẽ có đôi chân nhanh nhẹn, cơ đùi săn chắc, gân khớp dẻo dai, hệ hô hấp phát triển khỏe mạnh, hơi dài hơn trong thi đấu. Ngoài ra, còn góp phần giữ nhiệt cho gà mỗi ngày, luôn hưng phấn và sung mãn.

cach huan luyen ga don

Quay thóc

Quay thóc là cách tập bộ gà bằng việc cầm gáo thóc nhử gà đang đói chạy xoay tròn tại chỗ. Tổng số vòng chạy lồng & quay thóc khoảng 110 vòng/ngày. Ví dụ: hôm nay chạy lồng 70 vòng, thì số vòng quay thóc là 110 – 70 = 40 vòn. Sư kê điều khiển cho gà tập quay tại chỗ 10 vòng thuận chiều kim đồng hồ & 10 vòng ngược chiều kim đồng hồ cứ làm thế cho đủ 40 vòng.

Chú ý:

Riêng ngày cuối của kỳ tập, để chờ vần lại, tổng số vòng tập giảm xuống còn 80 vòng để tránh mỏi. Ví dụ: ngày cuối của các kỳ tập, thường số vòng chạy lồng là 50 vòng, vậy số vòng quay thóc là 80 – 50 = 30 vòng.

“QUẦN SƯƠNG” & “DÃI NẮNG”

Hình thức rèn khổ luyện cho gà, chinh chiến trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt. Nắng nóng hoặc mưa lạnh; không ngần ngại khi sương xuống dày kín vào trời ĐÔNG lạnh. Vẫn vần tập đều, càng không được sợ nắng nóng vì gà đã được phơi nắng hàng ngày.

Cách phơi nắng: buổi trưa có nắng phải phơi gà trên nền đất ẩm hoặc cỏ mát (nếu là nền xi măng, phải trải bao tải dầy, ẩm nước).

Thời gian phơi 1h nắng/ngày, trong lồng phơi phải có cóng nước. Chú ý: nếu nắng nóng 34 – 35 độ C trở lên, phải cho gà uống 1 lát SÂM khi phơi nắng.

Thoa rượu thuốc

Tìm một thứ rượu như thuốc bóp, dùng khăn ướt nhám chấm và thoa khắp thân thể gà, thoa vài đôi ba lượt, sau đó thả gà ra sân úp bội phơi nắng dịu, mai lại tắm và thoa, (tắm bằng nước trà hoặc nước lá ổi) làm như thế đôi ba lượt.

Đi hơi

Lúc đang cho sổ gà, nên lấy vải dầy bịt kĩ mặt, bịt mỏ, chừa 2 mắt, bịt cựa, bịt thới, lúc đá không cho gà cơ hội thể mổ cắn được chỉ “nạp xạ” chân không, tập như thế lâu ngày rồi, cốt là cho gà bền sức là được, lâu mệt, giỏi “nạp xạ” hoặc giỏi “quăng” là rất tốt.

Chạy lồng

Thử nhốt gà trong lồng, để hai con gà thấy nhau, nhưng không cho gà đá được, (tương kiến bất tương đả) hai con gà gặp nhau sẽ phẫn nộ, đá bóng nhau,làm như thế cốt cho gà bền chí,quyết chiến đấu với quyết tâm cao.

  Chăm sóc gà chọi trước khi đá sung mãn

phuong phap huan luyen ga don

Om chườm gà đòn

Om chườm gà đòn là việc làm cần thiết không thể thiếu, nhờ đó làm gà săn chắc, sức bền chịu tăng lên & ra đòn nặng hơn so với gà không được om.

Nên lấy nồi đất, đựng ít nước tiểu pha với rượu thuốc, nấu sôi, rồi lấy vải bọc rau ngải cứu và củ nghệ dằm nát, chấm nước tiểu thuốc, bóp sơ sơ cho nước ấy ra bớt, rồi dùng túi ấy ép trên tạo thương tích ở mình gà, gà chọi sẽ mau lành những vết thương khi đá sau này và vết thương hiện có, đồng thời giúp cho thêm da xương cứng chắc.

Vào nghệ

Vào nghệ là công đoạn không thề thiếu được trong “trình” nuôi gà chọi: Gà có săn chắc, sức chịu đòn cao & công lực phát ra nặng hay không, tuỳ thuộc chủ yếu vào việc làm này.

Cách vào nghệ: Nghệ củ (nghệ nấu thuốc) nghệ này trong Miền Nam mới có nghệ được nấu với phèn chua, muối và các vị thuốc đặc biệt dành cho gà. Nghệ được mài hoặc đánh cho ngấu & sánh là được.

Lấy bàn chải hoặc cọ quét bôi nước nghệ gần khắp cơ thể gà, tập trung ở những vùng hay bị đòn đánh tới như: ĐẦU, MẶT, CẦN CỔ, VAI, LƯNG, CÁNH, HỐC NÁCH, HÔNG SƯỜN, NGỰC & những vùng hay sinh mỡ như: gầm bụng, đít gà.

Chú ý: Đùi vào nghệ nhạt hơn, phần kheo gối càng vào loãng hơn nữa, tránh bị cứng gà.

Ra nghệ

Sau 6h đồng hồ vào nghệ, ta phải từng bước ra nghệ phun nước chè, xoa đều bớt nghệ lần 1, 4h đồng hồ sau lại phun nước chè, xoa đều ra bớt nghệ lần 2.

Tiếp đó bước vào tập “quay thóc” rồi ra nghệ lần 3 bằng cách om nước chè tươi đun sôi & phun tắm xoa khô bằng nước sôi để nguội hoặc rượu.

Quần mái gà đòn

Thời điểm nên cho gà tre quần mái là xế trưa tầm 9:00h đến 11:00h và xế chiều tầm 14:00h đến 16:00h

 Bạn thực hiện quần mái cho gà từ 10-15phút/lần, ngày 2 lần.

 Cách thực hiện rất đơn giản: Sử dụng 1 con gà mái tơ chưa chịu trống, thả trong 1 khuôn viên kín khoảng 3×3 mét, có phụ trợ dụng cụ bay nhảy càng tốt. Thả gà cần tập luyện vào, chú ý quan sát, chỉ cho nó ve vãn chứ không cho đạp mái.

 Tác dụng của việc quần mái gà tre là giúp cho gà xả stress trong quá trình tập luyện, đá tập.

Phương pháp lật lưng

Đặc biệt đối với một chiến kê thì phải biết cách lật lưng, đây là một trong những kỉ năng vô cùng cần thiết bởi gà càng năm lêu trên lưng thì những nội dịch phát sinh từ trong những trận đấu càng tràn nhiều vào phổi. Các sư kê cần dạy cho gà chiến của mình cách bật dậy thật nhanh bởi vì đây là những hành động bất thường. Chúng ta cần thả gà nằm ngửa lưng để quan sát cách nó bật dậy như thể nào để có cách huấn luyện cụ thể.

Tuy đơn giản nhưng những hoạt động trong cách huấn luyện gà đòn này lại rất quan trọng đối với những chiến kê. Chú ý phải thực hiện thường xuyên để có hiệu quả cao nhất. vipnhacai.net chúc anh em sẽ huấn luyện thành công một chiến kê dũng mãnh.

Tôi là Vĩnh Kê - Cụ Tổ của cháu Minh Gà Chọi, hiện là CEO & Co-founder Thanke.net và là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm sóc, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy theo dõi và để lại góp ý. Cám ơn các bạn!