Cách nuôi gà chọi con nhanh lớn, khỏe mạnh

Nuôi gà chọi con cần thực hiện đúng các yêu cầu khắt khe ở khâu chọn giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, đặc biệt là nguồn thức ăn để đàn gà chọi khỏe mạnh, cơ bắp săn chắc, nhanh nhẹn, háu chiến. Bài viết dưới đây, vipnhacai.net tổng hợp và chia sẻ tất cả các kiến thức về cách nuôi gà chọi con nhanh lớn để người nuôi tham khảo, áp dụng.

Cách chọn gà chọi con

Đối với những người bắt đầu nuôi gà chọi thì cần tìm hiểu về giống, cách chọn giống để có hướng nuôi phù hợp. Đây cũng là yêu cầu đầu tiên trong kỹ thuật nuôi gà chọi con nhanh lớn.

Giống gà chọi con

Hai giống gà chọi được nuôi gồm: Gà đòn và gà cựa. Những tay đá gà chuyên nghiệp sẽ không nuôi chung 2 giống mà nuôi tập trung vào một loại vì cách nuôi, kỹ thuật nuôi, huấn luyện và cách dưỡng gà đều khác nhau.

Gà đòn

  • Tên gọi “gà đòn” xuất phát từ miền Trung, dùng để chỉ loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân.
  • Gà không cựa hoặc cựa mọc không dài, cựa chỉ lú như hạt bắp.
  • Cổ lớn, da dày và nhăn
  • Bộ lông mọc chậm. Gà con 6 – 8 tuần tuổi chỉ mọc khoảng 3 – 4 cọng lông cánh, toàn thân chỉ có lông tơ.
  • Gà 3 tháng tuổi con trống mới bắt đầu mọc lông đuôi.
  • Chân có hai hàng vảy với đường đất chạy hình chữ Chi ở giữa hai hàng
  • Gà đòn được phân loại: gà Mã Lại và gà Mã Chỉ.

Gà cựa

  • Nhỏ, nhẹ hơn, bộ lông phát triển đầy đủ. Lông cổ mọc thành bờm, lông mã mọc dài phủ xuống hai bên hông
  • Có cựa sắc bén, nhọn dài. Cựa gà mọc nhanh
  • Mắt nhỏ tròn, mí mỏng, chân ngắn và nhỏ.

ky thuat nuoi ga choi con

Cách tuyển chọn gà chọi con

Cần tuyển chọn tại trại giống uy tín

Tại các trại giống uy tín, trứng gà được đánh số và ấp riêng biệt. Gà con mới nở được đeo số ở cánh, lớn sẽ đeo thêm số ở chân. Dựa vào đó để xem xét lý lịch, lựa chọn giống thuần.

Ngoại hình, đặc điểm

Chọn con khỏe mạnh, không bị dị tật, thân hình cân đối. Bộ lông tơ tơi xốp, bụng thon gọn, không bị hở rốn. Cặp mắt tinh nhanh, mở và chân đều cứng cáp, dáng đi khỏe mạnh, chắc chắn.

Loại bỏ những con có dấu hiệu: lưng cong, mắt kém, đồng tử méo; Mỏ vẹo, xương lưỡi hái bị vẹo, ngắn hoặc dị dạng; Bàn chân sưng hoặc dị dạng, bị nhiễm khuẩn; Ngực phổng, cơ ngực phát triển không đồng đều, lông bị bết dính. Tuy nhiên ông bà ta thường có câu: dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài. Một số con có dị tật nhưng lại có tài đá.

Ví dụ:

  • Gà độc nhãn, độc đao: Khi sinh ra chỉ có 1 mắt, 1 cửa, hung hãn dữ tợn, đá chọi thường đến chết còn không chạy.
  • Gà chọi con mắt ếch, mắt mèo: “Gà chân xanh mắt ếch, chém chết không chạy” thường rất gan lỳ.
  • Gà chọi con tam nhĩ: sinh ra có 3 lỗ tai. Lỗ tai thứ 3 bị lông phủ kín, khi chọn thì phải vạch lông ra mới nhìn thấy được.

Phân biệt trống – mái:

Cách 1: Lật hậu môn lên xem. Nếu hậu môn có 1 nốt nổi lên to bằng hạt gạo thì là gà trống, còn lõm xuống hoặc không có nốt dì là gà mái.

Cách 2: Nắm nhẹ ở phần cổ gà, nhấc gà con lên, nếu thấy gà chọi con duỗi thẳng chân ra thì đấy là gà trống, còn co chân lên thì là gà mái.

Cách 3: Đặt gà con nằm ngửa ra lòng bàn tay, nếu quẫy đạp liên tục thì là gà trống, còn quẫy một lúc rồi ngừng thì là gà mái.

Cách 4: Kẹp chân gà con vào tay, treo ngược lên, nếu nằm im thì là gà trống còn quẫy mạnh thì là gà mái.

Cách 5: Kiểm tra bộ lông sau vài ngày nở. Nếu bộ lông mọc đều thì là gà trống, còn lông mọc dài ngắn xen kẽ thì là gà chọi mái. Hoặc xòe bộ cánh ra, nếu có 2 lớp lông ở trên cánh thì đấy là gà trống và ngược lại.

nuoi ga choi con

Chuồng trại và trang thiết bị

Làm chuồng trại nuôi gà chọi con:

Muốn gà đá khỏe, hiếu chiến thì khâu thiết kế chuồng trại là vô cùng quan trọng. Giai đoạn nuôi gà chọi con cũng cần thiết kế lồng úm vì sức đề kháng, thân nhiệt của gà rất yếu, chưa có khả năng tự kiếm ăn.

  • Vị trí làm chuồng: Cao ráo, khô thoáng, nên xây theo hướng Đông Nam hoặc hướng Đông.
  • Xung quanh chuồng: Dùng lưới B40 quây xung quanh để bảo vệ gà chọi con.
  • Lồng úm gà con: 2m x 1m x 0,5m dùng để nuôi 100 con gà chọi con. Mật độ nuôi sẽ thay đổi theo ngày tuổi của gà con.
  • Sàn chuồng: Có thể dùng lưới thép hoặc tre thưa, cao cách mặt đất khoảng 0,5m để thuận tiện dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc, tránh gió lùa, mưa ẩm.
  • Chất độn chuồng: Cần chuẩn bị trước 5 – 7 ngày thả gà con vào. Chất đội là mùn cưa, rơm khô, vỏ trấu, dăm bào… được phơi khô, phun thuốc sát trùng. Rải chất độn dày khoảng 5 – 10cm.
  Cách Nuôi Gà Đá Bị Suy Hồi Phục Nhanh Chóng Chỉ Trong 1 Tuần

Trang thiết bị:

  • Bóng đèn sưởi: Trong lồng úm phải có đèn sưởi để giữ ấm, cung cấp ánh sáng kích thích gà ăn nhiều, nhanh lớn. Thường sử dụng bóng 60 – 100W, treo cách chất nền độn chuồng khoảng 30 – 40cm.
  • Máng ăn, máng uống: Bố trí đầy đủ, phù hợp
  • Rèm che, cót quây xung quanh: để tránh gió lùa, mưa tạt.

Sau giai đoạn nuôi úm gà chọi, người nuôi có thể thiết kế chuồng nuôi bằng một trong những cách sau:

  • Làm bội nhốt gà bằng sắt, cao hơn đầu gà khoảng 10cm. Mỗi ngày thả 4- 5 lần để đảm bảo sức khỏe.
  • Làm chuồng gà chọi bằng tre hình chữ nhật, dài khoảng 1,2 – 1,5m, rộng 0,7 – 0,8m chia làm từng tầng, mỗi tầng cách nhau 0,35 – 0,4m.- Chuồng nuôi bằng gỗ rộng khoảng 2,5 – 3m, dài 3 – 3,5m, chia thành 2 ô nuôi.
  • Nếu nuôi với quy mô rộng lớn thì có thể xây chuồng bằng gạch, bên trong sử dụng lưới thép làm lồng nuôi nhốt, ở giữa có lối đi.

Bên ngoài có thiết kế sân chơi, vườn chơi để thả gà chọi con khi gà cứng cáp. Điều này sẽ kích thích sức đề kháng, sức khỏe.

cách nuôi gà chọi con

Nước uống cho gà

Nước uống là yếu tố quan trọng trong cách nuôi gà chọi con mới nở. Những ngày đầu tiên, pha bổ sung 5g đường glucoza + 1g vitamin C/1 lít để gà uống hàng ngày.

Nguồn nước phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn, tiến hành thay nước, rửa máng 4 lần/ngày để loại bỏ mầm bệnh gây hại.

Vào mùa lạnh, nước dùng cho gà chọi con cần pha thêm với nước ấm để đạt nhiệt độ khoảng 27 – 28 độ C.

Thức ăn cho gà chọi con

Cũng giống như các giống gà ta, gà công nghiệp, gà chọi con mới nở hệ tiêu hóa chưa ổn định do đó cần sử dụng và điều chỉnh nguồn thức ăn cho phù hợp.

Tuần 1: Cách nuôi gà chọi con nhanh lớn là giai đoạn 1 ngày tuổi nên cho uống nước, sau ít nhất 2 giờ mới cho chúng bắt đầu tập ăn. Thức ăn cho gà chọi con giai đoạn này là hạt tấm, cám ngô, cám gà hạt nhỏ, hạt vừng. Duy trì nguồn thức ăn này trong tuần đầu tiên, bổ sung thêm rau xanh băm nhuyễn. Chia lượng thức ăn làm 5 – 6 bữa/ngày kích thích gà ăn nhiều. Tuyệt đối không cho gà chọi con ăn cơm vì ăn cơm dễ gây bết dính đít, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình chăn nuôi về sau.

Tuần 2: Cho ăn thóc xay đã loại bỏ vỏ trấu, đem nấu chín cùng với thịt, rau xanh băm nhuyễn.

Tuần 3: Sử dụng thêm châu chấu nhỏ, thịt cá, lợn… rau xanh băm nhỏ, thóc xay nấu chín.

Chia lượng thức ăn trên thành 3 – 4 bữa/ngày. Giai đoạn từ tuần thứ 3 không nên cho gà ăn cám công nghiệp, thay vào đó là thức ăn có sẵn.

Sau 1,5 tháng tuổi có thể bổ sung thêm lúa, gạo gạo, cơm, ngô, ếch, nhái, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá, côn trùng, giun dế, động vật thủy sinh… Chia thức ăn làm 2 bữa, cho ăn vào 9h sáng và 4 – 5 giờ chiều.

Khẩu phần ăn của gà chọi con:

Nguyên liệu Tỉ lệ (%)
Cám gạo 10%
Bắp 20%
Lúa 30%
Cá tươi nấu chính 20%
Rau xanh (rau muống, rau cải, xà lách) 20%

Cách chăm sóc gà chọi con

Hướng dẫn chi tiết các cách nuôi gà chọi con qua từng giai đoạn phát triển đúng chuẩn, giúp gà chọi con khỏe mạnh, lớn nhanh, trở thành Vip Nhà Cái tương lai.

Cách chăm sóc gà chọi con mới nở

Cần bật đèn sưởi trước khi thả gà chọi con vào chuồng. Môi trường trong chuồng úm gà chọi con cần đảm bảo các tiêu chí sau:

Tiêu chí  Từ 1 – 7 ngày tuổi Từ 8 – 28 ngày tuổi Từ trên 28 ngày tuổi
Mật độ chuồng úm (con/㎡) 30 – 50 25 – 30 <10
Cường độ chiếu sáng (W/㎡) 5 5 3
Nhiệt độ úm gà con (℃) 28 – 32 25 – 28 22 – 25
Độ ẩm (%) 65 – 75 65 – 75 65 – 75
Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày) 17 – 22 8 – 14 Dùng ánh sáng tự nhiên

Giai đoạn gà con từ 10 – 21 ngày tuổi, người nuôi nên áp dụng một số cách nuôi gà chọi con 1 tháng tuổi như cắt mỏ để tránh hiện tượng cắn mổ nhau và không bới thức ăn tung tóe gây lãng phí.

Hướng dẫn cách cắt mỏ gà chọi con:

  • Cắt 1/2 mỏ tính từ ngoài vào.
  • Có thể sử dụng máy cắt hoặc cắt thủ công bằng dao, kéo.
  • Cắt thủ công: Dùng dao, kéo sắc bằng sắt để nung nóng sau đó dí vào phần cắt. Phần mỏ dưới chỉ hơ nóng để hạn chế sự phát triển.

Ngoài ra, có thể bổ sung thêm B – complex, men vi sinh cho gà uống buổi sáng ở giai đoạn đầu khi gà mới  để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho gà. Giai đoạn này cần theo dõi, phòng bệnh, giữ ẩm, điều chỉnh nhiệt độ và thức ăn phù hợp với đàn gà.

  Bí Quyết Nuôi Gà Tre Cựa Sặt " Bất Khả Chiến Bại "

cham so ga choi con

Cách chăm sóc gà chọi con từ 2 – 5 tháng tuổi

Giai đoạn này gà bắt đầu thay lông, phát triển giới tính rõ ràng. Gà trống ăn khỏe, tập gáy. Gà mái lông óng mượt, có thể để vào lúc đạt 5 tháng tuổi. Do đó, giai đoạn này cần có chế độ chăm sóc phù hợp, nghiêm ngặt để đàn gà phát triển cả về ngoại hình và thể chất, khả năng chiến đấu.

Người nuôi có thể áp dụng công thức phối trộn thức ăn sau cho gà chọi:

Nguyên liệu Gà chọi con 2 tháng tuổi (con/ngày) Gà chọi con 3 – 5 tháng tuổi (con/ngày)
Cám gạo (có thể xen lẫn với cơm) 10%
Thóc lúa 30% 0,25kg
Ngô 20%
Cá tươi nấu chín 20%
Các loại rau xanh 20% 0,2kg
Sâu superworm hoặc dế 10 – 15 con
Lươn nhỏ 7 – 10  con
Thịt bò 0,1kg
Tép 0,1kg
Vitamin Vitamin A, D, E, C Vitamin A, D, E, C

Giai đoạn này tuyệt đối không được sử dụng cám công nghiệp tăng trọng. Thay vào đó có thể sử dụng máy ép cám viên để tự sản xuất thức ăn chăn nuôi gà chọi. Nguyên liệu làm cám viên là thóc lúa, ngô, cá, tép băm nhuyễn, phối trộn theo tỉ lệ thích hợp. Chính vì vậy vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng, tránh lãng phí lại giúp gà dễ ăn, không bị béo, tăng trọng.

Sau 4 – 5 tháng nuôi thì tách riêng trống, mái. Gà trống nuôi đá chọi đem nhốt riêng thành từng ô trong lồng sắt hoặc bội nhốt để tránh chúng mổ nhau hay đá bậy.

Nuôi gà chọi 5 tháng tuổi nếu gà trống gáy đã rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở vùng đầu, cổ, đùi, ức để lộ da. Cho gà trống đá thử 1 – 5 trận để xem con nào khả thi thì huấn luyện tiếp.

Để đảm bảo sức khỏe, người nuôi cần tiến hành dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, định kỳ sát trùng bằng vôi. Thường xuyên cho gà ra sân vườn tắm nắng, đi lại để cơ bắp chắc khỏe. Theo dõi sức khỏe, tẩy giun sán, tiêm vaccine đúng lịch.

Kỹ thuật nuôi gà chọi trên 6 tháng tuổi trở lên

Gà chọi trên 6 tháng tuổi bước vào chế độ dinh dưỡng và huấn luyện để thành một chiến kê. Một ngày, cho gà ăn 4 bữa:

  • 8 giờ sáng: Cho gà ăn thóc lúa
  • 12 giờ trưa: Cho ăn rau hoặc mồi (xen kẽ 1 tuần 3 bữa rau, 3 bữa mồi)
  • 16 giờ chiều: Cho gà ăn thóc
  • 20 giờ tối: Cho gà ăn thóc bữa cuối ngày

Mỗi bữa không được cho gà ăn no căng diều, như vậy chúng sẽ béo, lười, không chịu vận động, không chịu săn tìm thức ăn, mất đi bản năng sinh tồn. Mỗi bữa chỉ nên cho gà chọi ăn đầy 1/2 – 2/3 diều.

Mồi cho gà cần giàu đạm, ít mỡ, đủ chất khoáng. Nguồn thức ăn chủ yếu như: thịt nạc, trạch, cá nục, tắc kè, thảo long, thạch sùng, cua đồng băm nghiền nhỏ, thịt bò băm nguyễn.

Mỗi tuần vào thời điểm trời mát, nên cho gà chọi ăn thêm 2 lần tỏi, 1 lần ớt để phòng tránh dịch toi, giúp gà không bị quàng mắt.

Cung cấp thuốc bổ cho gà chiến để thể lực sung mãn: vitamin B12, Vitamin C. Cho gà uống đủ nước, đặc biệt là uống nước vào ban đêm 20 giờ tối.

Gà chọi 8 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để cắt tai tích để vào chế độ gà chiến. Sau khi cắt khoảng 20 ngày đến 1 tháng, gà bình phục hoàn toàn, có thể đem đá.

Phòng bệnh cho gà chọi con

Các biện pháp phòng bệnh cho gà chọi con:

  • Giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng.
  • Xử lý chất độn chuồng trước khi đem vào chuồng nuôi. Nếu chất độn bị ẩm ướt thì phải thay để đảm bảo môi trường sống cho gà con.
  • Thức ăn cần đảm bảo sạch sẽ, nguồn gốc rõ ràng, không bị ôi thiu, ẩm mốc. Kho bảo quản thức ăn phải cao ráo.

Thực hiện đúng lịch tiêm vacxin và các biện pháp phòng bệnh cho gà chọi con như sau:

Ngày tuổi Chỉ định
1 –  3 Uống kháng sinh SEC, Vime – Coam, Coliquin liên tục trong 3 ngày
4 – 5 Nhỏ vacxin Lasota nhỏ mắt, mũi lần 1
Dùng vacxin khô hòa vời 2 – 5ml nước cất  cho vào ống thuốc nhỏ mắt. Mỗi con nhỏ 1 – 2 giọt.
10 – 15 Uống vacxin Gumborocuar
14 – 17 Tiêm chủng đậu gà vào cánh
20 – 25 Uống thuốc phòng bệnh cầu trùng: Bio – Anticoc, Han – Eba 30%,…. uống trong 3 ngày liền
27 – 30 Nhỏ vacxin Lasota nhỏ mắt, mũi lần 2
40 – 50 Tiêm vac xin phòng bệnh gà rù lần 1, tiêm dưới da
45 – 55 Tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng lần 1 dưới da
60 – 70 Tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng lần 2 dưới da

Hi vọng những thông tin về cách nuôi gà chọi con mà vipnhacai.net cung cấp trên đây sẽ giúp các trang trại, hộ nuôi có thêm kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với mục đích của mình.

Tôi là Vĩnh Kê - Cụ Tổ của cháu Minh Gà Chọi, hiện là CEO & Co-founder Thanke.net và là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm sóc, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy theo dõi và để lại góp ý. Cám ơn các bạn!